Câu nói quen thuộc mà sinh viên thường dùng khi nói về mỗi kì thi hiện nay là: “Không thi lại, không phải là sinh viên”.
Không thi lại, không phải là sinh viên! Những tưởng đây chỉ là một câu nói vui của các bạn sinh viên, nhưng đây cũng là tâm lý phổ biến của rất nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vì nhiều sinh viên bị ảnh hưởng bởi tâm lí này nên sau mỗi kì thi luôn có rất nhiều những sinh viên phải đón nhận kết quả thi lại hay học lại. Và khí đó, câu nói “truyền khẩu” của giới sinh viên “không thi lại, không phải là sinh viên” lại là niềm “an ủi” đối với các bạn. Cứ thế, sau mỗi kì thi, các bạn lại thản nhiên đón nhận những tin học lại, thi lại như một điều tất yếu sẽ xảy ra với mình vậy. Lâu dần, nó thành một thói quen của nhiều sinh viên.
Khi nào mới trả hết “nợ môn”? Kì nào cũng có môn phải thi lại, có môn còn phải học lại, để rồi sau mỗi kì thi, lại lo đi tìm lớp để học lại cũng những em khóa dưới. Đó là điều mà không ít sinh viên phải trải qua. Kì học đầu tiên năm thứ nhất, buổi học triết học thấy có mấy anh chị khóa trên vào học cùng, tôi không hiểu vì sao. Hỏi ra thì mới biết đó là những anh chị năm thứ 2 đi học lại. Khi hỏi chuyện mấy anh chị ấy tôi mới biết thêm về chuyện thi lại ở đại học là như thế nào. Nghe anh
Hiền, cũng học năm thứ 2 cùng khoa tôi kể, tôi thực sự khó tin. Anh ấy phải học lại những ba môn. Thế nên lúc nào cũng bận rộn. Có hôm lịch học trên lớp trùng với lịch học lại, thấy anh ấy chạy đi chạy lại đến khổ. Chỉ mong thầy điểm danh xong để còn về lớp học. Những lúc đó, tôi thấy sợ thi lại, học lại. Và không biết nếu đi học lại mà chỉ đến để điểm danh như anh ấy thì biết đến khi nào mới trả hết nợ môn học được. Và nợ môn chồng chất nợ môn, biết đến bao giờ mới trả hết được?
Qua một năm học, tôi mới hiểu được việc thi lại, rồi học lại là như thế nào.
B, cậu bạn học cùng lớp tôi, cũng nhờ hai kì thi vừa rồi mà được cả lớp biết đến, vì thành tích thi lại, học lại “ấn tượng” nhất lớp của của cậu. Kì I, cậu phải thi lại 4/7 môn học. Còn kì II, không những thi lại 4 môn mà
B còn phải học lại một môn.
B nói:
“Lúc đầu biết tin mình thi lại mình cũng lo lắm. Nhưng khi đi thi, thấy thi lại đề dễ hơn thi đi nên kì II cũng chẳng thấy lo lắng gì nữa.” Đáng buồn thay. Việc cậu thi lại, rồi học lại có lẽ cũng là hệ quả tất yếu của suy nghĩ đó.
Không chỉ
B mà kì II vừa rồi, lớp tôi cũng có thành tích thi lại đáng ngạc nhiên. Đó là có 30/46 sinh viên phải thi lại môn “triết học
Mác-Lênin”. Khi kết thúc kì thi lại, đã có 3 sinh viên phải học lại. "Thành tích" này làm cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa cũng khó tin.
Đối với những trường học niên chế nếu sinh viên thi lần một không đỗ sẽ được thi lại lần hai. Nhưng với những trường học tín chỉ thì sinh viên nếu thi không đỗ lần một sẽ phải học lại chứ không được thi lại.
Tuấn, sinh viên năm 2 Đại học Luật
Hà Nội cũng đau đầu với chuyện học lại của mình. Vì trường Đại học
Luật đào tạo theo tín chỉ nên cậu phải học lại 2 môn. Một môn đại cương là “tư tưởng
Hồ Chí Minh” và một môn chuyên ngành là “luật hiến pháp”.
“Học lại môn đại cương kia thì không sao. Chỉ buồn là môn chuyên ngành của bọn em mà em phải học lại” —
Tuấn thở dài. Cậu bạn này cũng đang lo tìm lớp học lại để “trả cho xong nợ.” Mong cho cậu bạn này sẽ sớm trả hết nợ môn học và những kì học tới sẽ không phải lo trả “nợ môn” nữa.
Ngàn lẻ một lí do… Có hàng ngàn lẻ một lí do để các bạn sinh viên phải học lại, thi lại. Với rất nhiều bạn thì đó là do hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày các bạn phải đi làm thêm, không có thời gian học, và cũng không có thời gian lên lớp.
Còn với anh
Hiền thì môn nào cũng có lí do riêng. Anh bảo học lại môn “triết học
Mác-Lênin” vì nghỉ học nhiều quá, thầy giáo cấm thi. Hay môn “văn học thế giới”, vì anh thiếu bài kiểm tra nên không được thi…Nhưng với anh thì đó chỉ là những môn học Đại cương, có học lại cũng không quan trọng. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều sinh viên: Chỉ coi trọng những môn học chuyên ngành mà không chú ý đến những môn học Đại cương. Và hậu quả trước mắt là các bạn phải vừa lo học trên lớp, vừa lo học lại, thi lại.
Với
Tuấn, cậu phải học lại 2 môn không phải vì nghỉ học quá nhiều mà:
“Do em lười học quá, ngày nào cũng chơi, không chịu ôn thi, nên không làm được bài”. Còn với
B, cậu sinh viên đặc biệt của lớp tôi thì có rất nhiều lí do. Cậu bị cấm thi môn “triết học
Mác-Lênin” vì nghỉ học quá nhiều. Cậu phải thi lại những môn kia vì đề thi quá khó. Riêng với môn tiếng
Anh là môn kì này cậu phải học lại thì lí do lại bắt nguồn từ sâu sa: “
Mình thi khối C vào trường. Hồi cấp III mình học tiếng Pháp. Nên vào trường học tiếng anh mình chẳng biết gì luôn.” Không chỉ
B mà kì học vừa rồi, lớp tôi cũng có rất nhiều bạn phải thi lại chỉ vì nghỉ học quá nhiều. Chính tư tưởng “không thi lại không phải là sinh viên” cũng góp phần không nhỏ vào việc thi lại, học lại của nhiều bạn. Đây là một thực trạng đáng buồn trong sinh viên hiện nay. Nó nói lên một điều rằng dường như sinh viên đang thờ ơ với chính việc học của mình.
Lời khuyên chân thành Dù có biết bao lí do để các bạn phải học lại, thi lại nhưng mình nghĩ trong đó chẳng có một lí do nào chính đáng cả. Vì như mình thấy, trong lớp mình, trường mình, hay những người bạn của mình, dù có nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng các bạn vẫn học tốt. Sau mỗi kì học, các bạn luôn được học bổng.
Hằng là cô bạn nhỏ bé của lớp tôi, nhưng ai nấy đều phải nể phục vì sức học của cậu ấy. Mặc dù còn phải dành thời gian đi gia sư, nhưng hai kì học vừa rồi
Hằng đều được học bổng của trường với số điểm tổng kết 8,2. còn với Sen, cô bạn năm thứ 3 Đại học dân lập
Phương Đông thì 4 kì học đều được học bổng của trường.
Không chỉ 2 cô bạn này mà mình nghĩ còn rất nhiều tấm gương những bạn sinh viên có thành tích học tập tốt nữa ở ngay trong trường, trong lớp mà chúng ta có thể học hỏi được.
Những lí do học lại, thi lại của các bạn, mình thấy đều bắt nguồn từ một lí do duy nhất là: Các bạn không thực sự quan tâm đến việc học của mình. Mong rằng qua những dòng chia sẻ này, các bạn sẽ rút ra được những bài học có ích cho chính mình, để chúng ta sẽ không còn phải nhắc đến câu “truyền khẩu” của sinh viên:
“Không thi lại, không phải là sinh viên” sau mỗi kì thi nữa.